Tranh Thêu Tay Lý Ngư Vọng Nguyệt
Bộ tranh thêu tay nghệ thuật "Lý ngư vọng nguyệt"(Cá chép trông trăng) được xem là đỉnh cao của nghệ thuật tranh Hàng Trống. Sở dĩ bộ Lý ngư vọng nguyệt được đánh giá cao không chỉ do bố cục, màu sắc mà nó còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc bên trong. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Cá Chép là loài cá nước ngọt phổ biến, theo truyền thuyết nó được lựa chọn cho biểu tượng ý thức vươn lên trong cuộc sống. Trong tâm linh dân gian, cá chép được coi là linh vật giúp con người giao hòa với trời đất thông qua biểu tượng Táo quân cưỡi cá chép về trời ngày 23 tháng chạp.
Hình ảnh trong bức tranh thêu chính là hình tượng chú cá chép kết hợp với hai hình ảnh : mặt trăng và bóng trăng soi dưới đáy nước. Trên thực tế, ánh trăng không thể soi dưới đáy nước được mà chỉ có thể phản xạ lại hình ảnh trên bề mặt nước. Bóng trăng soi đáy nước trong tranh chỉ xem như là một hình tượng quy ước, là biểu tưởng ảo ảnh của một giá trị đích thực-mặt trăng trên không gian. Nhưng con cá chép trong tranh lại không tìm về hình ảnh của giá trị đích thực mà lại tìm những ảo ảnh của cuộc đời.
Phải trăng ngụ ý của tác giả mún nhắn gửi thế gian là hãy tìm về những giá trị gần gũi, không nên với quá xa những thứ quá xa vời??hay còn những ngụ ý khác nữa. Điều này thật khó để mà có thể diễn tả được hết thành lời. Cũng như có nhiều ý kiến cho rằng nên đặt tên bức tranh là "Lý ngư vọng nguyệt ảnh" (cá chép trông bóng trăng) thì sẽ gần gũi với hiện thực hơn, nhưng sẽ làm mất đi tình minh triết và thâm thúy của bức tranh.
Có thể nói bức tranh thêu tay "Lý ngư vọng nguyệt" là một tuyệt phẩm đã đạt đến độ cao về mỹ thuật, thâm thúy về ý nghĩa, và gần gũi về nội dung.
Tranh thêu tay nghệ thuật Lý ngư vọng nguyệt |
Cá Chép là loài cá nước ngọt phổ biến, theo truyền thuyết nó được lựa chọn cho biểu tượng ý thức vươn lên trong cuộc sống. Trong tâm linh dân gian, cá chép được coi là linh vật giúp con người giao hòa với trời đất thông qua biểu tượng Táo quân cưỡi cá chép về trời ngày 23 tháng chạp.
Hình ảnh trong bức tranh thêu chính là hình tượng chú cá chép kết hợp với hai hình ảnh : mặt trăng và bóng trăng soi dưới đáy nước. Trên thực tế, ánh trăng không thể soi dưới đáy nước được mà chỉ có thể phản xạ lại hình ảnh trên bề mặt nước. Bóng trăng soi đáy nước trong tranh chỉ xem như là một hình tượng quy ước, là biểu tưởng ảo ảnh của một giá trị đích thực-mặt trăng trên không gian. Nhưng con cá chép trong tranh lại không tìm về hình ảnh của giá trị đích thực mà lại tìm những ảo ảnh của cuộc đời.
Phải trăng ngụ ý của tác giả mún nhắn gửi thế gian là hãy tìm về những giá trị gần gũi, không nên với quá xa những thứ quá xa vời??hay còn những ngụ ý khác nữa. Điều này thật khó để mà có thể diễn tả được hết thành lời. Cũng như có nhiều ý kiến cho rằng nên đặt tên bức tranh là "Lý ngư vọng nguyệt ảnh" (cá chép trông bóng trăng) thì sẽ gần gũi với hiện thực hơn, nhưng sẽ làm mất đi tình minh triết và thâm thúy của bức tranh.
Có thể nói bức tranh thêu tay "Lý ngư vọng nguyệt" là một tuyệt phẩm đã đạt đến độ cao về mỹ thuật, thâm thúy về ý nghĩa, và gần gũi về nội dung.
Không có nhận xét nào: Tranh Thêu Tay Lý Ngư Vọng Nguyệt
Đăng nhận xét